Trứng vịt lộn là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam, thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể khi mệt mỏi hay thiếu năng lượng. Vậy trứng vịt lộn bao nhiêu calo và dinh dưỡng trong trứng vịt lộn như thế nào. Hãy cùng Toplistvn tìm hiểu qua bài viết sau.

Trứng vịt lộn bao nhiêu calo?
1 quả trứng vịt lộn bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 quả trứng vịt lộn chứa 182 calo. Có thể thấy hàm lượng calo có trong trứng vịt lộn là khá cao, có khả năng cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn đặc biệt là vào buổi tối để tránh tăng cân.
3 quả trứng vịt lộn bao nhiêu calo?
Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc vì trứng vịt lộn là món ăn yêu thích của rất nhiều bạn và đặc biệt phải ăn một lần 3 quả thì mới “đã thèm”. Câu trả lời của Toplistvn là 3 quả trứng vịt lộn chứa 546 calo. So với nhu cầu calo trung bình của mỗi bữa ăn là 667 calo thì 3 quả trứng vịt lộn vẫn chưa vượt quá. Tuy nhiên, bạn không nên ăn hoàn toàn trứng vịt lộn trong một bữa ăn vì trứng chứa rất nhiều protein và chất béo, gây khó tiêu và dư thừa đạm. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn từ 1 – 2 trứng vịt lộn cho một ngày cùng với các thực phẩm giàu xơ như rau củ quả để cân đối dinh dưỡng.
Thành phần dinh dưỡng trong trứng vịt lộn
Trung bình 100g trứng vịt lộn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể như sau:
- 13,6g Protein;
- 12,4g chất béo;
- 82mg canxi;
- 212mg photpho;
- 600mg Cholesterol.
- Ngoài ra trứng vịt lộn còn chứa Beta Caroten, vitamin A, B1, C, sắt,…
Ăn trứng vịt lộn có béo không?

Trứng vịt lộn chứa hàm lượng calo, chất béo cùng lượng cholesterol cao nên có thể gây tăng cân nếu ăn quá nhiều. Đặc biệt nếu ăn vào bữa tối năng lượng không được tiêu thụ hết sẽ tích tụ ở dạng mỡ thừa gây tăng cân.
Ăn trứng vịt lộn có tác dụng gì?
Trứng vịt lộn là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, canxi, vitamin A và các khoáng chất thiết yếu. Chính vì vậy, ăn trứng vịt lộn sẽ có những công dụng sau:
Bổ sung sắt cho cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa bệnh thiếu máu và các chứng bệnh do thiếu máu gây nên như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
Bổ sung vitamin A cho cơ thể, rất tốt cho mắt và các cơ quan trong cơ thể như gan, thận, phổi và hệ thần kinh trung ương.
Trong 1 quả trứng vịt lộn chứa khoảng 82mg canxi. Ăn trứng vịt lộn bổ sung canxi cho cơ thể, giúp hệ cơ xương khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh về xương khớp.
Nguồn năng lượng dồi dào cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong trứng vịt lộn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Ngoài ra, theo Đông y, trứng vịt lộn có tính ấm nên có công dụng tốt trong việc tu âm, dưỡng huyết, trừ hàn; giúp sáng mắt, ấm bụng, mạnh gân cốt…
Trẻ em có nên ăn trứng vịt lộn?
Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng trứng vịt lộn cho trẻ em dưới 5 tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn yếu và chưa hoàn thiện nên ăn trứng vịt lộn có thể gây ra tình trạng sình bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Đối với trẻ trên 5 tuổi có thể sử dụng trứng vịt lộn với liều lượng nhỏ để hệ tiêu hóa của bé làm quen dần.
Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt cho bà bầu nhờ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cả mẹ và thai nhi như protein, canxi, sắt, vitamin A…. Các chất này có vai trò quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển thai nhi, đặc biệt là các cơ quan như gan, thận, phổi, cơ, xương, hệ thần kinh…Ăn trứng vịt lộn cũng giúp bà bầu giảm nguy cơ thiếu máu và tình trạng hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể.
Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn 2 – 3 quả một tuần và không nên ăn quá 1 quả một tuần. Hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai hoạt động không ổn định nên có thể gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng…
Bà bầu cũng nên tránh ăn trứng vịt lộn với rau răm vì rau răm thường có tác động không tốt đến sức khỏe thai kỳ.
Hướng dẫn ăn trứng vịt lộn đúng cách
Để phát huy tối đa công dụng của trứng vịt lộn, đồng thời loại bỏ các tác động xấu đối với sức khỏe, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
Thời điểm ăn trứng lộn tốt nhất là buổi sáng, giúp cung cấp năng lượng dồi dào cho một ngày hoạt động và làm việc hiệu quả. Đồng thời ăn trứng vào buổi sáng để bảo đảm cơ thể tiêu hóa và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng và khoáng chất có trong trứng.
Tránh ăn trứng vào buổi tối muộn vì buổi tối cơ thể ít vận động và tiêu hao năng lượng nên có thể làm tích trữ năng lượng làm tăng cân.
Một tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả trứng để tránh tình trạng dư thừa năng lượng và chất đạm trong cơ thể. Hơn nữa, ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu gây ra các bệnh tim mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ…
Vì trứng vịt lộn chứa nhiều protein và chất béo nên bạn cần cân đối lại thực đơn trong ngày bao gồm nhiều rau xanh, trái cây và cắt giảm lượng thịt, tôm, cá để không bị dư thừa đạm.
Những đối tượng nên tránh ăn trứng vịt lộn bao gồm người mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường, viêm gan và tim mạch. Ăn trứng vịt lộn có chứa nhiều cholesterol có thể làm tắc nghẽn mạch máu làm tăng nguy cơ các bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ…Người bị bệnh gout cũng hạn chế tối đa ăn trứng vịt lộn vì hàm lượng protein quá cao sẽ làm tình trạng bệnh gout nặng thêm.
Cách bảo quản trứng vịt lộn an toàn

Không nên ăn trứng vịt lộn ở ngoài lề đường, quán ăn vì thực tế trứng vịt lộn nếu không được rửa sạch sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh có trong phân bám xung quanh bề mặt vỏ trứng.
Bạn nên chọn trứng vịt lộn tại các cửa hàng thực phẩm uy tín, phải đảm bảo trứng tươi mới và còn hạn sử dụng. Trứng vịt lộn có thể bảo quản ở điều kiện thường trong 1 – 2 ngày và bảo quản trong tủ lạnh không quá 5 ngày. Trước khi chế biến cần rửa sạch sẽ, luộc hoặc nấu chín để tránh vi khuẩn.
Trên đây là nội dung bài viết chia sẻ về thông tin dinh dưỡng của trứng vịt lộn mà mọi người cần biết như trứng vịt lộn bao nhiêu calo, ăn trứng vịt lộn có béo không. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp các bạn thưởng thức món vịt lộn yêu thích mà không ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe.