Điều trị nội trú và ngoại trú là gì? có gì khác nhau? quyền lợi được hưởng giữa điều trị nội trú và điều tị ngoại trú khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về điều trị nội trú và ngoại trú.
Xem thêm: Tiêu chí chọn lựa máy lạnh di động
Điều trị ngoại trú và điều trị nội trú là gì?
Hiện nay, bảo hiểm sức khỏe được coi là một trong những giải pháp an toàn cho toàn mọi người, giúp giảm hỗ trợ một số rủi ro khi gặp phải điều không may. Tuy nhiên, do tình trạng quá tải của các bệnh viện công hiện nay với chất lượng phục vụ đang ngày càng xuống dốc dẫn tới sự phân biệt đối xử khi bệnh nhân sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm sức khỏe sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí trong những trường hợp sau:
- Tai nạn bất ngờ ngoài ý muốn: Chi phí y tế cho các loại tai nạn lao động, tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt 24/24.
- Bệnh tật: Chi phí điều trị nội trú, ngoại trú cho các trường hợp bị bệnh tật phải nằm viện, phẫu thuật, khám bệnh và lấy thuốc về uống trong ngày.
- Thai sản: Chi phí sinh thường, sinh mổ, biến chứng thai sản, xét nghiệm tiền sản…
Tuy nhiên, có nhiều người mua bảo hiểm sức khỏe nhưng chưa hẳn đã hiểu rõ tất các quyền lợi mà mình được hưởng. Các quyền lợi trong gói bảo hiểm sức khỏe thường được chia thành quyền lợi nội trú, quyền lợi ngoại trú và quyền lợi nha khoa, quyền lợi thai sản.
Điều trụ ngoại trú là gì?
Điều trị ngoại trú là bệnh nhận thực hiện điều trị bệnh cho các trường hợp bệnh nhân không cần điều trị nội trú hoặc bệnh nhân sau khi điều trị nội trú ổn định nhưng vẫn cần phải theo dõi và điều trị.
Điều trụ nội trú là gì?
Điều trị nội trú là việc bệnh nhân thực hiện điều trị khi có chỉ định điệu trị nội trú của bác sĩ thuộc các cơ sở khám chữa bệnh, có giấy chuyển điều trị từ cơ sở khám chữa bệnh, chữa bệnh này đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

Bệnh nhân khi điều trị nội trú sẽ được nhận vào điều trị ở các cơ sở khám chữa bệnh. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xem xét, quyết định tiến hành điều trị cho bệnh nhân.
Quyền lợi điều trị nội trú – ngoại trú trong bảo hiểm sức khỏe:
Bảo hiểm sức khỏe là một loại hình bảo hiểm được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm nhân thọ/ phi nhân thọ tại Việt Nam. Chương trình bảo hiểm này sẽ hỗ trợ khách hàng chi trả chi phí y tế liên quan tới ốm đau, tai nạn, thai sản.
Bao gồm cả các chi phí cho dịch vụ cao cấp/ chất lượng cao nằm ngoài thanh toán của BHYT toàn dân. Trong đó, nội trú và ngoại trú là 2 quyền lợi cơ bản nhất của một chương trình Bảo hiểm sức khỏe.
Hãy cùng tìm hiểu rõ và phân biệt 2 loại quyền lợi bảo hiểm sức khỏe nội trú và ngoại trú trong nội dung sau:
Quyền lợi điều trị nội trú:
Khách hàng tham gia gói bảo hiểm sức khỏe được hưởng nhiều quyền lợi khi điều trị nội trú như:

- Chi phí tiền phòng, giường ở khoa chăm sóc đặc biệt.
- Chi phí điều trị trước, sau khi nhập viện lên tới 60 ngày.
- Được trả cả chi phí dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà 30 ngày sau khi xuất viện.
Đặc biệt, quyền lợi nội trú còn chi trả cho những ca điều trị ung thư, các trường hợp phải cấy ghép nội tạng với chi phí y tế cao và cả các trường hợp điều trị ngoại trú hay điều trị trong ngày do tai nạn. Tùy từng hạng mục, người tham gia bảo hiểm sẽ được chi trả các chi phí thực tế theo định mức của từng gói cụ thể.
Quyền lợi điều trị ngoại trú
Khách hàng tham gia gói bảo hiểm sức khỏe sẽ được hưởng những quyền lợi điều trị ngoại trú gồm:
- Chi phí khám bệnh, thuốc kê toa của bác sĩ.
- Chi phí điều trị trong ngày (ngoại trừ trường hợp điều trị ung thư).
- Chi phí y học thay thế.
- Chi phí vật lý trị liệu, chi phí chẩn đoán, xét nghiệm, siêu âm… cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Điều đó có nghĩa, bạn không nhất thiết phải nằm viện qua đêm mà vẫn được thanh toán quyền lợi.
Xem thêm: Máy phát điện Honda có những ưu điểm gì?
Quy định bảo hiểm chị trách nhiệm chi trả khi điều trị nội trú:
Khi điều trị nội trú, bảo hiểm có trách nhiệm:
Chi trả 100% phí khám chữa bệnh đối với những đối tượng được quy định tại điểm a, d, e, g, h và i khoản 3, điều 12 trong Luật bảo hiểm y tế
Chi trả 100% phí khám chữa bệnh khi bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế liên tục trên 5 năm và có số tiền trả chi phí khám chữa bệnh trong năm nhiều hơn 6 tháng lương cơ sở (không tính khám trái tuyến).
Chi trả 95% phí nếu người bệnh đủ yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 trong Luật Bảo hiểm y tế
Chi trả 80% phí khám chữa bệnh đối với những đối tượng khác.
Trường hợp khám bệnh trái tuyến:
Chi trả 40% phí điều trị nội trú tại các bệnh viện, cơ sở điều trị tuyến trung ương.
Chi trả 60% phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020. Chi trả 100% phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2021 trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Chi trả 100% phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện.