Calo là gì? Kcal là gì? Để có vóc dáng lý tưởng cần bao nhiêu calo?

Để cơ thể phát triển khỏe mạnh thì việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến lượng calo trong khẩu phần ăn để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh việc bị giảm cân hay tăng cân quá đà. Vậy Calo là gì? Calo có vai trò như thế nào đến cơ thể? Hãy cùng Toplistvn tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau nhé.

Calo là gì?
Calo là gì?

Tìm hiểu về khái niệm Calo trong thực phẩm

Calo và Calories là gì?

Calo hay còn gọi là Calories là một đơn vị vật lý dùng để đo nhiệt lượng. Có 2 đơn vị calo thường được sử dụng là Calo nhỏ (ký hiệu cal) và Calo lớn (kí hiệu kcal). Calo lớn hay kilocalories được gọi là calo thực phẩm vì được dùng rộng rãi và phổ biến trong ngành thực phẩm. Calo dùng để chỉ giá trị năng lượng có trong các loại thực phẩm khác nhau.

Calo nhỏ được định nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để đun nóng 1g nước lên 1 độ C trong điều kiện bình thường.

Calo lớn được định nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để đun nóng 1000g nước lên 1 độ C trong điều kiện bình thường.

Như vậy, 1 kilocalories (kcal) = 1000 calo (cal)

Theo quy định hiện nay, tất cả các sản phẩm thực phẩm công nghiệp đều phải ghi giá trị dinh dưỡng trên nhãn mác bao bì. Điều này rất quan trọng giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn thực phẩm phù hợp và kiểm soát lượng calo đầu vào của cơ thể.

Ví dụ, hộp sữa dưới đây thể hiện giá trị năng lượng là 60 kcal, nhưng một số sản phẩm khác lại ghi là 60 Calo, tuy cách viết khác nhau nhưng 60 kcal cũng chính là 60 Calo.

Vì sao cơ thể cần calories?

Thực phẩm sau khi được tiêu hóa, thông qua quá trình trao đổi chất của cơ thể, thực phẩm sẽ chuyển hóa thành năng lượng. Chính lượng calories có trong thức ăn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác nhau như động năng, nhiệt năng, hóa năng giúp các tế bào và cơ quan trong cơ thể người như não bộ, hệ cơ xương, hệ tiêu hóa…hoạt động và làm việc.

Lượng calories trong cơ thể nếu không được tiêu thụ hết sẽ chuyển thành các dạng axit amin tích trữ trong cơ thể, làm trọng lượng cơ thể tăng lên. Vì vậy, để không bị tăng cân, lượng calo đầu vào và đầu ra phải cân bằng nhau. Nếu chẳng may bạn lỡ nạp vào cơ thể lượng calo quá mức cần thiết, có thể đốt cháy lượng calo này bằng cách vận động cơ thể với các bài tập đòi hỏi cơ bắp như gym, cử tạ, nhảy dây, chạy bộ…

Xem thêm:

Một số thuật ngữ liên quan đến calories

Calo rỗng là gì?

Calo rỗng là gì?
Calo rỗng là gì?

Calo rỗng là thuật ngữ chỉ các loại thực phẩm, đồ uống chứa nhiều calo nhưng lại có giá trị dinh dưỡng thấp hoặc không đáng kể.

Calo rỗng thường là các thực phẩm có chứa nhiều đường, gas, cồn, chất béo nhưng thiếu các giá trị dinh dưỡng khác.

Một số loại calo rỗng bạn cần hạn chế ăn như: các món tráng miệng: kẹo, bánh nướng, bánh quy, bánh rán; đồ uống nhiều đường: soda, nước tăng lực, nước ép trái cây; chất béo: bơ, kem, sữa chưa tách béo, mỡ động vật; bánh mì, bánh mì kẹp xúc xích…

Thâm hụt calo là gì?

Thâm hụt calo là tình trạng lượng calo nạp vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống thấp hơn lượng calo tiêu thụ.

Nếu tình trạng thâm hụt diễn ra trong thời gian dài sẽ giúp cơ thể giải phóng năng lượng dư thừa được dự trữ trong cơ thể. Từ đó giúp bạn giảm cân.

Đốt cháy calo là gì?

Đốt cháy calo là gì?
Đốt cháy calo là gì?

Đây là một thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ quá trình tiêu thụ calo ở mức độ cao thông qua vận động cơ bắp giúp giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, nhảy dây, đẩy tạ hoặc các bài tập gym, yoga, squat đều là các lựa chọn tuyệt vời giúp đốt cháy calo trong cơ thể.

Nhu cầu calories của con người mỗi ngày là bao nhiêu?

Nhu cầu năng lượng là số năng lượng cần thiết của một người đảm bảo quá trình sống, hoạt động, làm việc và tăng trưởng cơ thể. Nhu cầu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, cân nặng, thể trạng cơ thể. Bạn có thể tham khảo bảng nhu cầu năng lượng dưới đây để biết được chúng ta cần khoảng bao nhiêu calories cho một ngày.

Giới tính Lứa tuổi Lượng calo cho người ít vận động Lượng calo cho người vận động trung bình Lượng calo cho người vận động nhiều
Nam 2 – 3 1.000 – 1.200 1.000 – 1.400 1.000 – 1.400
4 – 8 1.200 – 1.400 1.400 – 1.600 1.600 – 2.000
9 – 13 1.600 – 2.000 1.800 – 2.200 2.000 – 2.600
14 – 18 2.000 – 2.400 2.400 – 2.800 2.800 – 3.200
19 – 30 2.400 – 2.600 2.600 – 2.800 3.000
31 – 50 2.200 – 2.400 2.400 – 2.600 2.800 – 3.000
Từ 51 tuổi trở lên 2.000 – 2.200 2.200 – 2.400 2.400 – 2.800
Nữ 2 – 3 1.000 1.000 – 1.200 1.000 – 1.400
4 – 8 1.200 – 1.400 1.400 – 1.600 1.400 – 1.800
9 – 13 1.400 – 1.600 1.600 – 2.000 1.800 – 2.200
14 – 18 1.800 2.000 2.400
19 – 30 1.800 – 2.000 2.000 – 2.200 2.400
31 – 50 1.800 2.000 2.200
Từ 51 tuổi trở lên 1.600 1.800 2.000 – 2.200

Bảng calories có trong từng loại thực phẩm là bao nhiêu?

Lượng calo có trong mỗi loại thực phẩm là khác nhau. Một số loại thực phẩm rất giàu calo và một số thì ít calo. Nắm được danh sách các loại thực phẩm này sẽ giúp bạn lên thực đơn phù hợp cho nhu cầu tăng cân hay giảm cân của bạn.

Bảng calories có trong từng loại thực phẩm là bao nhiêu?
Bảng calories có trong từng loại thực phẩm là bao nhiêu?

Thực phẩm giàu calo

Đây là thực phẩm rất giàu năng lượng, giúp tăng cân hiệu quả và cần thiết cho trẻ em đang tuổi phát triển thể chất. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc khẩu phần ăn hợp lý để không bị tăng cân quá đà hoặc gây béo phì ở trẻ em.

Các thực phẩm giàu năng lượng có thể kể đến bao gồm: thịt, trứng, phô mai, bơ đậu phộng, khoai tây, bánh gạo, bánh mì, sô cô la, hamburger, thịt bò, thịt heo, cá ngừ, cá hồi… Sau đây là bảng calories có trong 100g các loại thực phẩm giàu năng lượng.

Tên thực phẩm Lượng Calories có trong 100g thực phẩm
Bánh mì 266 kcal
bánh gạo 392 kcal
Hamburger kẹp thịt, phô mai 263 kcal
Đậu phộng 589 kcal
Bơ đậu phộng 589 kcal
Sô cô la 535 kcal
Thịt heo 242 kcal
Thịt bò 250 kcal
Trứng 143 kcal
160 kcal
Cá ngừ 144 kcal
Cá hồi 208 kcal

Thực phẩm ít calo nhưng giàu dinh dưỡng

Thực phẩm có chứa ít calo nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với người giảm cân, người trong quá trình ăn kiêng. Các thực phẩm ít calo, giàu dinh dưỡng có thể kể đến như: thịt lõi mông bò, ức gà, thịt lợn thăn, cá tuyết, hàu, sò điệp; các loại rau củ: cải thảo, cải xoong, cải bó xôi, xà lách, dưa leo, củ cải đỏ, nấm 22, ớt chuông 31, cần tây 16, đậu đỏ; các loại trái cây như: cam 49, bưởi 42, dưa lưới 34, kiwi 61…Sau đây là bảng calories có trong 100g các thực phẩm ít calo.

Tên thực phẩm Lượng Calories có trong 100g thực phẩm
Ức gà 172
Thịt lợn thăn 154
Cá tuyết 82
86
Cải thảo 25
Cải xoăn 49
Cải xoong 11
Cải bó xôi 23
Xà lách 13
Dưa leo 15
Củ cải đỏ 16
Nấm 22
Ớt chuông 31
Cần tây 16
Cam 49
Bưởi 42
Dưa lưới 34
Kiwi 61

Calories liên quan như thế nào đến việc giảm cân

Như đã nói ở trên, việc tăng giảm cân nặng phụ thuộc vào lượng calories nạp vào cơ thể. Nếu lượng calo nạp vào lớn hơn lượng calo tiêu thụ sẽ gây tích trữ mỡ thừa trong cơ thể. Ngược lại lượng calo nạp vào ít hơn lượng calo tiêu thụ thì cơ thể phải giải phóng lượng mỡ tích trữ để chuyển hóa thành năng lượng, bảo đảm duy trì hoạt động cho cơ thể.

Nhu cầu năng lượng của một người trưởng thành là khoảng 2.000 – 2.300 kcal/ngày. Theo các nghiên cứu nếu bạn cắt giảm lượng calo xuống 1.500 – 1.800 kcal/ngày tức là khoảng 500 kcal/ngày thì trọng lượng cơ thể sẽ giảm 1kg/tuần. Đây là mức giảm hợp lý giúp chúng ta giảm cân một cách an toàn, đều đặn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn không nên nhịn ăn hoặc cắt giảm quá nhiều thức ăn một cách đột ngột sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hạ đường huyết gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn, chân tay run rẩy. Bên cạnh đó, giảm ăn đột ngột sẽ khiến cơ thể kích hoạt chế độ thiếu năng lượng nhằm hạn chế tối đa năng lượng tiêu thụ. Điều này làm bạn lờ đờ, mệt mỏi mà quá trình giảm cân cũng không hề hiệu quả.

Qua bài viết trên chúng ta đã phần nào hiểu được về khái niệm calo là gì và hiểu được vai trò của calo trong việc duy trì sức khỏe và giảm cân. Chúc bạn giảm cân một cách an toàn mà vẫn bảo đảm sức khỏe để học tập và làm việc hiệu quả .

 

 

 

Bài viết liên quan