Trứng rất được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, béo ngậy có thể sử dụng để chế biến nhiều loại thức ăn khác nhau. Hơn nữa trứng dễ mua, dễ bảo quản và chế biến lại rất nhanh gọn nên món trứng là món thường xuyên có mặt trong thực đơn của cả gia đình. Hãy cùng Toplistvn tìm hiểu trong 1 quả trứng gà có bao nhiêu calo và liệu ăn nhiều trứng có tốt cho sức khỏe không?

Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong trứng gà
1 quả trứng gà chứa bao nhiêu calo?
Theo tính toán, cứ 100g trứng gà sẽ chứa 143 kcal, và lượng calo có trong 1 quả trứng gà là bao nhiêu phụ thuộc vào trọng lượng của trứng.
- 1 quả trứng gà size lớn (50g) chứa 72 calo;
- 1 quả trứng gà size vừa (44g) chứa 63 calo;
- 1 quả trứng gà size nhỏ (38g) chứa 54 calo.
- 100g lòng trắng trứng gà chứa 52 calo;
- 100g lòng đỏ trứng gà chứa 332 calo;
Đây là giá trị năng lượng có trong trứng gà sống, chưa qua chế biến. Tùy theo cách chế biến khác nhau mà lượng calo trong trứng gà sẽ khác nhau.
Xem thêm:
- Khoai lang chứa bao nhiêu calo? Vì sao nên lựa chọn khoai lang để hỗ trợ giảm cân?
- 1 chén cơm chứa bao nhiêu calo? Giảm cân có nhất thiết phải nhịn cơm hay không?
Giá trị năng lượng trong các món chế biến từ trứng gà

Trứng gà luộc chứa bao nhiêu calo?
- 100g trứng gà luộc chứa 155 calo;
- 1 quả trứng gà luộc size lớn (50g) chứa 78 calo.
Trứng gà ốp la chứa bao nhiêu calo?
- 100g trứng gà ốp la chứa 196 calo;
- 1 quả trứng gà ốp la size lớn (50g) chứa 98 calo.
Trứng gà chiên chứa bao nhiêu calo?
- 100g trứng gà chiên chứa 149 calo;
- 1 quả trứng hà chiên size lớn (50g) chứa 79 calo
Giá trị dinh dưỡng có trong trứng gà
Trứng gà là thực phẩm giàu năng lượng, chủ yếu tập trung ở lòng đỏ trứng gà, với các thành phần như sau:
- Protein: 6,28g
- Chất béo: 5g (trong đó có 1,6g chất béo bão hòa)
- Cholesterol: 186mg
- Carbohydrate: 0,36g.
- Vitamin: vitamin B, vitamin B2, vitamin B12, vitamin A, E, D…
- Chất khoáng: Selen, canxi, i-ốt và phốt pho.
Có nên ăn nhiều trứng gà trong một ngày không?
Trứng gà là món ăn khoái khẩu của nhiều người, thậm chí có thể ăn hằng ngày mà không biết ngán. Điều này đặt ra thắc mắc cho một số người như: Ăn nhiều trứng gà có tốt không? Ăn nhiều trứng gà có béo không? Một ngày nên ăn bao nhiêu trứng gà là hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau.
Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trứng gà lại đồng thời chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là hai chất không tốt cho sứa khỏe tim mạch khi ăn quá nhiều, ngoài ra, ăn nhiều cholesterol và chất béo bão hòa cũng có thể gây béo phì, tăng cân.
Lượng cholesterol có trong 1 quả trứng gà là khoảng 186mg. Các chuyên gia khuyến cáo 1 người chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả trứng/ tuần, và tối đa 2 quả trứng trên ngày.
Người bị bệnh cao huyết áp, tim mạch, và tiểu đường thường được chỉ định hạn chế lượng trứng gà với 1 – 2 quả/tuần để tránh tăng cholesterol trong máu.
Nên ăn trứng gà vào buổi sáng vì trứng gà rất lâu tiêu hóa, tạo cảm giác no lâu tạo năng lượng trong cả một ngày hoạt động. Ăn trứng vào buổi tối có thể gây chướng bụng, khó tiêu không tốt cho giấc ngủ.
Những điều cần lưu ý khi ăn trứng gà
Trứng gà rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều như sau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
Trứng gà có thể gây dị ứng
Trứng gà là một trong các loại thực phẩm gây dị ứng với các triêu chứng nguy hiểm như ho, tức ngực, nôn ói, sốc phản vệ. Chú ý không sử dụng trứng đối với những người bị dị ứng với trứng gà. Chỉ bắt đầu cho trẻ ăn trứng khi đủ 1 tuổi trở lên với một lượng ít rồi tăng dần nhằm theo dõi khả năng dị ứng ở trẻ.
Ăn trứng gà sống có thể gây ngộ độc thực phẩm

Nhiều người có sở thích ăn trứng gà sống vì cho rằng trứng gà sống nhiều dinh dưỡng hơn và ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho thấy protein có trong trứng gà nấu chín dễ hấp thụ hơn protein trong trứng gà sống. Cụ thể, người ăn trứng gà nấu chín có thể hấp thụ tới 90% lượng protein. Trong khi, người ăn trứng gà sống chỉ hấp thu 50% lượng protein có trong trứng.
Bên cạnh đó, trứng gà sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella, là một loại vi khuẩn nguy hiểm có khả năng gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng nguy hiểm như tiêu chảy, co thắt dạ dày, nôn ói, đau đầu…Tuyệt đối không nên sử dụng trứng sống cho trẻ em, người già hoặc những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai, người đang bị bệnh…
Không nên ăn trứng gà cùng với thực phẩm nào?
Trứng gà khi ăn kèm với một số loại thực phẩm sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng hoặc không tốt cho sức khỏe mà dân gian thường gọi là thực phẩm kỵ trứng. Hãy cùng tìm hiểu một số loại thực phẩm kỵ, không nên ăn chung với trứng như sau:
Sữa đậu nành: Trứng gà và sữa đậu nành đều là 2 thực phẩm giàu protein nên được nhiều gia đình lựa chọn cho bữa ăn điểm tâm. Tuy nhiên, khi kết hợp 2 thực phẩm này lại làm cản trở sự phân hủy và hấp thu protein của cơ thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có của chúng.
Óc heo: Óc heo ăn chung với trứng là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhờ vị béo ngậy của cả 2 loại thức ăn. Tuy nhiên, cũng giống như trứng, hàm lượng cholesteron có trong óc heo rất cao nên khi ăn cả hai loại cùng lúc sẽ làm tăng lượng cholesterol có trong máu, không tốt cho sức khỏe.
Nước trà: Uống trà sau khi ăn món trứng sẽ làm cho axit tannic có trong trà tác dụng với protein tạo thành một hợp chất gây cản trở sự hoạt động của nhu động ruột gây ra táo bón và sự tích tụ chất độc hại trong ruột.
Quả hồng: Không nên ăn hồng với trứng vì có thể gây ngộ độc, viêm dạ dày cấp tính với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Nếu bạn lỡ ăn hồng tráng miệng sau khi dùng món trứng thì có thể chữa bằng cách uống một ly trà gừng ấm hoặc uống nước cốt gừng hòa với một chút muối. Gừng có tính ấm giúp kích thích tiêu hóa và giảm các triệu chứng đau bụng, nôn ói rất nhanh chóng.
Gợi ý thực đơn ăn kiêng với trứng gà
Trứng gà thường được lựa chọn cho thực đơn giảm cân giúp bổ sung protein cho cơ thể và tốt cho sự phát triển dẻo dai của cơ bắp. Sau đây là một số gợi ý về thực đơn ăn kiêng với trứng gà, giúp bạn ngon miệng và giảm cân hiệu quả. Chú ý, nên ăn xen kẽ trứng gà các ngày trong tuần để bảo đảm không ăn quá 3 – 4 quả/tuần.
Thực đơn 1: Trứng gà kết hợp với khoai lang

Khoai lang cung cấp tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cùng với protein trong trứng gà giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với lượng calo rất khiêm tốn.
Thực đơn 2: Trứng gà kết hợp salad rau củ
Salad rau củ giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng với vị chua, cay, mặn, ngọt. Khi ăn chung với trứng gà luộc sẽ làm giảm cảm giác ngán. Hơn nữa, bạn có thể ăn salad bao nhiêu tùy thích vì salad chứa hàm lượng nước cao, giàu chất xơ, vitamin mà lượng calo thì rất thấp.
Thực đơn 3: Trứng cuộn rau củ

Nếu món trứng luộc đã làm bạn phát ngán, bạn có thể thử với món trứng cuộn rau củ hấp dẫn, đẹp mắt, đầy đủ dinh dưỡng. Món này thích hợp dùng chung với cơm trắng, là một gợi ý cho bữa trưa ngon miệng.
Thực đơn 4: Trứng hấp thập cẩm

Đây là một món dễ làm, tiết kiệm thời gian với đầy đủ các chất dinh dưỡng với thịt nạc xay, rau củ trộn với trứng gà đánh tan. Lưu ý xào hỗn hợp rau củ vừa chín tới trước khi trộn chung trứng rồi cho vào chén hay khuôn đem đi hấp.
Thực đơn 5: Súp trứng nấu nấm

Hãy làm món súp nóng hổi cho cả nhà với vị ngọt thanh tự nhiên của nấm và béo ngậy của trứng gà. Đây là 2 thực phẩm giàu protein, nhưng khác với trứng gà, protein thực vật có trong nấm rất dễ tiêu hóa, lượng calo có trong nấm rất ít nên có thể nói đây là sự kết hợp tuyệt vời cho người ăn kiêng.
Trên đây là một số thông tin mà Toplistvn muốn chia sẻ đến tất cả bạn đọc về trứng gà, lượng calo có trong trứng gà và cách sử dụng trứng gà an toàn, hiệu quả nhất.